Kỹ thuật in offset là gì? Vì sao nên chọn công nghệ in offset?

In offset là gì?” Kỹ thuật in offset có những mặt nổi trội nào và tại sao nên lựa chọn? Mọi người chắc hẳn băn khoăn rất nhiều khi tìm hiểu về kỹ thuật này. Kỹ thuật in offset được nhiều khách hàng tin dùng vì chất lượng đặc biệt của mình.

Vậy kỹ thuật in offset có điều gì đặc biệt khiến nó thu hút nhiều khách hàng? Hãy cùng Tổng Kho Decal 3M tìm hiểu tường tận thông qua bài viết dưới đây nhé!

In offset là gì

Tìm hiểu kỹ thuật in offset là gì?

In offset là gì?

Thuật ngữ in offset dùng để mô tả phương pháp in sử dụng lực ép từ những tấm offset (tấm cao su sử dụng trong in ấn). Các tấm offset trước khi in lên giấy sẽ được ép lên hình ảnh đã bôi mực từ trước.

Kỹ thuật in offset hỗ trợ giúp bạn tránh trường hợp giấy bị thấm nước theo mực in như phương pháp thách bản. In offset đảm bảo chất lượng thành phẩm ở mức tốt nhất và đẹp nhất.

Kỹ thuật in offset hoạt động dựa trên nguyên lý gì?

Ngày nay, in offset đã trở nên thông dụng trong kỹ thuật in ấn kinh doanh, thương mại. Sản phẩm có mẫu mã, màu sắc đa dạng và bắt kịp xu hướng. Nguyên lý hoạt động dựa trên phương pháp in phẳng đầy tiện lợi.

Thông tin về hình ảnh được trình bày trên bảng in mang tính quang hoá. Mục đích để tạo ra các phân tử in bắt mực nhanh và phần tử không in bắt nước. Hình ảnh đặt trên khuôn bắt buộc phải cùng phương với hình tờ in theo tính chất hình ảnh thuận của in offset.

Lý do vì sao nên chọn công nghệ in offset?

Để tìm hiểu về lý do vì sao nên chọn công nghệ in offset, chúng ta cùng nhau phân tích một ít về ưu và nhược điểm của kỹ thuật in:

Ưu điểm

  • Chất lượng thành phẩm sau khi in được đánh giá cao, màu sắc rõ ràng và hoàn toàn không bị lem hay mờ;
  • Thời gian in hoàn thành nhanh nên phục vụ tối đa cho những đơn hàng lớn;
  • Phù hợp với in ấn thương mại vì khấu trừ chi phí theo số lượng, số lượng càng lớn thì chi phí càng thấp;

In offset có nghĩa là gì

In offset phù hợp với lĩnh vực in ấn thương mại với nhiều ưu điểm vượt trội

  • In hiệu quả trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau;
  • Thành phẩm có tuổi thọ theo thời gian

Nhược điểm

  • Thời gian chuẩn bị trước khi thực hiện in ấn tương đối lâu với nhiều công đoạn. Vì vậy, các bạn không nên in với số lượng ít;
  • Trước khi in phải kiểm tra thật kỹ bản thiết kế, bất kể một sai sót nào sẽ gây lãng phí rất nhiều vì số lượng bản in lớn;
  • Chi phí tương đối nhỉnh hơn so với phương pháp in khác. Kỹ thuật đòi hỏi nhiều công sức và khuôn mẫu được chuẩn bị từ trước.

Quy trình thực hiện in offset

Tiếp sau khi đã tìm hiểu về khái niệm thuật ngữ in offset và nguyên lý hoạt động của in offset. Chúng ta sẽ đến với quy trình thực hiện công nghệ in offset chi tiết. Kỹ thuật viên (KTV) thực hiện yêu cầu phải có kinh nghiệm lâu năm và biết cân chỉnh màu sắc. 6 bước thực hiện gồm:

Thiết kế phần chế bản in

Việc trước tiên chính là phải thiết kế chế bản. Lý do là nhằm để thành phẩm không gặp lỗi và đạt chuẩn chất lượng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc có chế bản in chuẩn file hay chế bản in thiết kế.

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng trong thực tế để thiết kế các yếu tố: địa chỉ, slogan, logo,… hài hoà. Yêu cầu đạt được sự cân bằng với nội dung sâu sắc, hình ảnh bắt mắt và màu sắc hòa quyện.

Khâu này đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo thành phẩm không bị lỗi sai và đạt chất lượng cao. Sau khi đã thống nhất về ý tưởng thiết kế, đi đến thỏa thuận và chuyển đến công đoạn Outfilm tiếp theo.

thế nào là In offset

Thiết kế phần chế bản in là bước đầu tiên quan trọng trong in offset

>>> Có thể bạn quan tâm: Bế Decal là gì? Một số lưu ý khi cắt bế Decal

Output Film

Bước Output Film là bước sau khi đã hoàn thành bản thiết kế. Trường hợp bản in chứa hình ảnh (nhiều màu sắc), thường hay sử dụng 4 tấm phim tương ứng với CMYK (bốn lớp màu). 4 màu cơ bản này khi gắn kết lại với nhau sẽ cho ra những màu sắc cần thiết trong bản in.

Với C – Cyan: màu xanh lơ, M – Magenta: màu hồng sẫm, K – Black: màu đen và Y – Yellow: màu vàng. Quy trình này có tên kỹ thuật là output 4 tấm Film.

Phơi bản kẽm

Sau khi đã có 4 tấm Film, tiếp đến chúng ta sẽ phơi trên bản kẽm in offset từng tầm film. Lúc đó, máy phơi kẽm có nhiệm vụ chụp lại hình ảnh theo từng tấm phim. Bắt đầu sao chép, đồng thời tái hiện chúng lại trên từng bản kẽm.

In offset trên bề mặt giấy in

Khi hoàn thành xong bản kẽm, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in theo từng màu một cho đến hết 4 màu. Tiếp theo, để tạo ra bản in thành phẩm, 4 màu sẽ được in chồng lên nhau. KTV sẽ linh hoạt theo trình tự riêng từng loại màu theo kinh nghiệm của mình. Công đoạn gồm có:

  • Trước hết, KTV phải chọn 1 trong 4 màu để lắp vào máy in offset (quả lô). Sau đó, chọn loại mực cùng màu với phần mực đã bơm vào máy in. Con lô in bắt đầu xoay tờ giấy theo phương ngang và dập phần tử cần in xuống giấy;
  • Số lượng bản in của một màu được hoàn thành, KTV tháo bản kẽm để vệ sinh sạch sẽ mực cũ rồi lắp bản kẽm mới. Sau đó, cho những bản giấy in mới vào và thực hiện lại quy trình cũ. Thực hiện liên tục cho đến khi 4 bản kẽm và 4 bản in hoàn tất hết. Cuối cùng, in chồng 4 màu in này lên với nhau để tạo ra bản in thành phẩm đầy đủ;

khái niệm In offset

Tháo bản kẽm để lau chùi vết mực sau khi đã in một màu trong in offset

  • Các xưởng in nên chạy trước bản nháp trước khi thực hiện in hàng loạt để quy trình được đảm bảo và giảm thiểu sai sót. Vì vậy, các xưởng nên tính trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng là tốt nhất khi in offset.

Gia công sau khi in

Bước bước cuối cùng trong quy trình in offset, khách hàng được quyền lựa chọn dịch vụ gia công sau in cho thành phẩm. Những dịch vụ phổ biến được nhiều khách hàng yêu cầu: cấn bế Decal (sản phẩm tem nhãn Decal, cắt rời thành từng tem nhỏ sau khi in), cán màng mờ – màng bóng (để sản phẩm bền và mịn hơn),…

Bước gia công sau khi in có thể lược bỏ nếu khách hàng không có nhu cầu. Tuy nhiên, bước này khá quan trọng nếu muốn lưu giữ thành phẩm có độ bền dài hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách cắt Decal đẹp, không nhăn, ít lệch

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kỹ thuật in offset

Tiêu chuẩn đưa ra nhằm đánh giá thành phẩm công nghệ in offset chất lượng và đạt chuẩn. Điểm số đánh giá dựa trên chất lượng trong khả năng lên màu và giống theo bản mẫu. Tiêu chuẩn màu của việc in ấn cần đạt chuẩn theo quy định của châu Âu về phần chồng màu:

  • In 4 màu, quy tắc ướt – chồng – ướt và thứ tự lần lượt các màu là: đen – xanh – đỏ magenta – vàng;
  • In 2 màu, quy tắc ướt – chồng – khô, ướt – chồng – ướt, thứ tự bao gồm: xanh cyan – đỏ magenta – đen – vàng;
  • In 1 màu, quy tắc ướt – chồng – khô, màu sắc theo thứ tự sau: xanh cyan – đỏ magenta – đen – vàng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn chất lượng công nghệ in offset?

Chất lượng của thành phẩm khi in offset phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Muốn thành phẩm đạt chuẩn chất lượng thì cần quan tâm đến các yếu tố sau:

In offset là gì

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm in offset

  • Chất lượng giấy in, điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ bám của mực cũng như hình ảnh sau khi in. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn giấy láng hay giấy thô;
  • Mực in, mực cần được phủ đều và căn chỉnh một cách hợp lý nhất để tránh có sự sai lệch màu đối với thành phẩm và bản mẫu;
  • Máy in offset, công nghệ máy in cần phải đáp ứng được chất lượng in và nhu cầu in ấn của khách hàng;
  • Kỹ thuật in, mỗi kỹ thuật viên sẽ có kinh nghiệm khác nhau cũng như quy trình in theo từng cá nhân;
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ in offset uy tín, giá tốt với công nghệ hiện đại sẽ giúp bản in của bạn đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ứng dụng của in offset

Kỹ thuật in offset có thể in đa dạng trên nhiều loại giấy, sở hữu nhiều ưu điểm nên được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Thành phẩm đẹp mắt, thu hút người nhìn và số lượng lớn thường được ứng dụng trong:

  • Các ấn phẩm dùng trong văn phòng và Sale Kit: in giấy tiêu đề, kẹp hồ sơ hay name card,…;
  • Bao bì đóng gói: túi giấy, hộp giấy và tem nhãn Decal dán tên thương hiệu,…;
  • Ấn phẩm thuộc về truyền thông: thư mời, thiệp cưới, tờ rơi hay Catalogue,…;
  • Sản phẩm ngày Tết: thiệp chúc mừng năm mới, phông bao lì xì và lịch treo tường,…;
  • Đặc biệt nhất phải kể đến tính năng in ấn trên bề mặt không bằng phẳng và khó ăn mực như: gỗ, vải, sứ hết sức chất lượng.

In offset được hiểu là gì

Ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của in offset

Lời Kết

Cuối cùng chúng ta cũng đã tìm hiểu tất tần tật về kỹ thuật in offset là gì? thông qua bài viết trên rồi. Chúng ta cũng biết được lý do vì sao nên chọn kỹ thuật này và các thông tin liên quan đầy bổ ích.

Nếu quý khách hàng vẫn còn mơ hồ với công nghệ in offset và còn câu hỏi cần được tư vẫn. Xin quý khách hãy để lại bình luận của mình phía bên dưới và nhân viên sẽ chủ động liên hệ tư vấn và giải đáp.

>>> Tham khảo ngay: Hướng dẫn cách cắt chữ Decal bằng tay đơn giản nhất 2023

Share:
Chuyên mục:
Tag:
Bài viết liên quan:
0902388745
Liên hệ