14 loại decal được sử dụng phổ biến trong ngành in

Trong lĩnh vực in ấn, decal là loại vật liệu rất quen thuộc. Có rất nhiều loại decal dùng trong in ấn và mỗi loại sẽ cho ra bản in có chất lượng khác nhau. Trong bài viết này, Tổng kho decal 3M sẽ giới thiệu với bạn 15 loại decal được sử dụng phổ biến trong ngành in.

Vì sao decal được ưa chuộng trong in ấn ?

Decal dùng trong ngành in

Decal là một loại nhãn dán có khả năng tự dính. Nó được tráng sẵn một lớp keo cùng một lớp giấy bảo vệ lớp keo đó. Sau khi bóc lớp bảo vệ và dán lên bề mặt đồ dùng nào đó, lớp keo sẽ dính chặt chỉ qua một lực ấn nhẹ. 

Với bề mặt láng bóng, cho chất lượng bản in đẹp, rõ nét và trung thực, decal thường được dùng để in tem nhãn sản phẩm, logo, sticker, biển hiệu, poster, banner quảng cáo,… Khi in lên vật liệu này, hình ảnh, màu sắc, đường nét, chi tiết được thể hiện rõ ràng, đẹp mắt và ấn tượng. 

Chất liệu giấy mỏng, nhẹ lại đa dạng nên có thể tạo nhiều kiểu in. Ngoài ra, một số loại giấy decal còn có khả năng kháng nước cao, độ bám dính chắc nên độ bền của giấy rất tốt. Với nhiều ưu điểm như vậy nên chất liệu giấy decal rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành in.

15 loại decal phổ biến trong ngành in

Decal được chia thành rất nhiều loại và mỗi loại lại có đặc điểm cũng như ứng dụng khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu in ấn decal thì bạn cần xác định mục đích sử dụng để lựa chọn loại decal phù hợp.  Dưới đây là 14 loại giấy decal phổ biến nhất được sử dụng trong ngành in. 

1.Decal giấy không tráng phủ bề mặt - Giấy Kraft

Decal giấy Kraft

Loại giấy này có bề mặt nhám, khi chạm tay vào bề mặt giấy thấy sần sùi, không láng, không bóng, bám mực tốt, có thể viết bằng bút mực lên bề mặt giấy. Tùy thuộc vào mỗi loại giấy mà chất lượng hình ảnh in ấn trên nó khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng bản in trên giấy không tráng phủ thấp hơn, do đó nó ít được sử dụng để in decal. Giấy Kraft là loại giấy không tráng phủ duy nhất được sử dụng phổ biến để in decal.

2. Decal giấy có tráng phủ bề mặt - giấy Couche

Decal giấy Couche

Đây là loại giấy được tráng phủ một lớp phụ gia làm cho giấy trở nên láng mịn hơn, cải thiện độ mờ đục và khả năng hấp thụ màu sắc. Giấy Couche sử dụng tốt cho các loại mực Wax, Wax/Resin, thường được dùng để in vé, tem nhãn, thẻ treo quần áo,…

Giấy couche là giấy tráng phủ dùng khi in decal phổ biến nhất, có tên gọi khác là giấy Coated Art Paper. Giấy màu trắng, bề mặt tráng phủ bằng cao lanh phẳng và bóng mịn. Giấy có độ sáng và độ chắn sáng tốt, có khả năng hấp thụ mực đồng đều, bám mực tốt. Giấy Couche dùng để in tem nhãn mỹ phẩm, nhãn bánh kẹo, nhãn đồ gia dụng, nhãn quần áo, giày dép,…

3. Decal nhựa PP

Decal nhựa PP

PP là từ viết tắt của Polypropylene. Decal PP làm bởi chất liệu giấy PP không thể nhìn xuyên qua. Nhựa PP được dùng nhiều để in tem nhãn decal phổ biến (chỉ xếp sau giấy). Tem nhãn decal dạng nhựa có độ dày 0.076 mm, màu trắng và mặt sau có chất dính chắc chắn, có khả năng kháng nhiệt cao lên đến 80oC. Nhược điểm của decal nhựa PP là lớp keo dán lên bề mặt khó vệ sinh và khó thay thế.

4. Decal nhựa Polyester

Decal nhựa PE

Nhựa Polyester còn có tên gọi là nhựa PE. Cũng tương tự như dòng nhựa PP, loại tem nhãn decal in bằng chất liệu này có độ bền cực kỳ cao, màu trắng và mặt sau có chất dính chắc chắn. Điểm khác biệt của chất liệu nhựa Polyester là có khả năng kháng nhiệt vô cùng vượt trội. Tem nhãn decal in bằng chất liệu nhựa Polyester còn có thể kháng được các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu và một số dung môi nhẹ.

5. Decal xi bạc

Decal xi bạc

Decal xi bạc không như những loại giấy decal thông thường. Bề mặt decal được xi thêm một lớp bạc để tạo độ bóng. Decal xi bạc dai, xé không rách, không thấm nước, khó bong tróc, không bay màu, chịu được thời tiết khắc nghiệt và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Do đó, decal xi bạc có giá thành cao hơn những loại giấy in decal thông thường. 

Decal bạc thường sử dụng làm tem bảo hành, tem nhãn cho sản phẩm ngành điện tử, điện lạnh, ô tô,…

6. Decal trong

Decal trong

Decal trong được làm bằng chất liệu nhựa nilon trong suốt. Mực in thông thường khi in lên sẽ nhạt hơn so với việc in trên giấy trắng. Decal trong thường được cán bóng hoặc làm mờ nhằm bảo vệ lớp mực in. Đồng thời có thể ép kim/ vàng/ bạc/ đồng lên decal.

Người ta có thể sử dụng decal trong cho nhiều mục đích khác nhau vì ưu điểm của chúng chính là khó bị nhàu, rách. Lớp keo dán vô cùng chắc chắn với tuổi thọ và độ bền cực kỳ cao. Trong thời gian dài, sản phẩm không bị bay màu, mờ nhạt và bền trong môi trường khắc nghiệt.

7. Decal mờ

Decal mờ

Decal mờ được cấu tạo bởi rất nhiều chất liệu khác nhau, trong đó chất liệu chủ yếu là lớp pony vinyl mờ phủ thêm kéo tráng dầu.Bề mặt decal có độ sần nhẹ giống các hạt cát. Decal mờ được sử dụng ở môi trường văn phòng nhiều hơn ngoài trời. Thường thì ở những văn phòng, người ta in decal mờ này ở những cánh cửa ra vào tạo thành một lớp ngăn cánh với từ bên kia đối diện.

8. Decal phản quang

Decal phản quang

Decal phản quang làm từ chất liệu tự phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào. Chính nhờ đặc điểm nổi bật này mà decal phản quang thường được dùng để làm biển báo giao thông, các loại áo đồng phục, dùng trang trí cho xe máy hoặc in ấn các ấn phẩm quảng cáo…

9. Decal lưới

Decal lưới

Decal có các lỗ tròn li ti đều nhau được phân bố như tấm lưới, tạo hiệu ứng rất đẹp mắt khi dán lên cửa kính văn phòng, toà nhà, xe buýt, tàu điện hay các phương tiện công cộng, mica hộp đèn,…

Decal lưới không lưu keo trên bề mặt và có khả năng xuyên sáng, khi được dán lên kính sẽ không che khuất tầm nhìn từ trong ra ngoài nhưng sẽ ngăn cản tầm nhìn từ ngoài vào trong nên vẫn đảm bảo sự riêng tư cho không gian bên trong.

10. Decal bảy màu

Decal bảy màu

Decal 7 màu là những khổ giấy nhiều màu sắc có độ bóng vừa phải, bề mặt được phủ một lớp nilon mỏng. Khi được soi chiếu dưới các loại đèn hoặc ánh nắng mặt trời, màu sắc phản quang sẽ lộ diện. Loại decal này thường sử dụng cho các loại tem bảo hành hoặc tem chứng nhận, tem chống hàng giả, hàng nhái.

11. Decal nhựa sữa

Decal nhựa sữa

Decal sữa sử dụng chất liệu màu trắng sữa. Bên trên là lớp nhựa cực mỏng còn lớp sau được phủ keo dính cực kỳ chắc chắn. Lớp keo của loại decal nhựa sữa này rất dẻo và dính, nó có thể bám trên mọi bề mặt khác nhau, kể cả đoạn gấp khúc. Do đó, decal nhựa sữa này thường được dùng cho mục đích dán nhãn hộp sản phẩm. 

12. Decal chuyển nhiệt

Decal chuyển nhiệt

Decal chuyển nhiệt được dùng để in hình, in chữ lên các chất liệu vải khác nhau. Ưu điểm của loại decal này là sự đa dạng màu sắc và có thể in được trên nhiều chất liệu vải.

13. Decal cảm nhiệt trực tiếp

Decal cảm nhiệt trực tiếp

Decal có màu trắng hơi mờ, bề mặt nhẵn, màu sậm khi có nhiệt tác động. Mực in tương thích với loại decal này là in trực tiếp bằng nhiệt của đầu in không thông qua ribbon. Được sử dụng trong nhiều ngành nghề có sản phẩm cần lưu trữ trong thời gian dài hoặc điều kiện khắc nghiệt, chỉ dùng cho các máy in chế độ nhiệt trực tiếp.

14. Decal cảm nhiệt gián tiếp

Decal cảm nhiệt gián tiếp

Giấy có màu trắng hơi mờ, bề mặt nhẵn. Trong thành phần của decal có tích hợp sẵn mực, khi kết hợp với mực Wax,Wax/Resin sẽ cho chất lượng bản in đẹp, thể hiện được độ tương phản tốt, độ bám cao. Decal bán cảm nhiệt được sử dụng phù hợp trong tất cả các ngành, đặc biệt đối với những sản phẩm cần lưu trữ thời gian dài hoặc lưu giữ ngoài trời.

Lời kết

Decal có nhiều ưu điểm và ứng dụng rất tốt trong việc in ấn nên chất liệu này được sử dụng phổ biến trong ngành in. 14 loại decal trên đây đều là những loại mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vào công nghệ in ấn mà chất liệu decal đã trở thành sản phẩm quen thuộc có tính ứng dụng cao. 

Share:
Chuyên mục:
Tag:
Bài viết liên quan:
0902388745
Liên hệ