Decal thường và decal cảm nhiệt trực tiếp đều được dùng cho mục đích in ấn các loại tem nhãn hoặc dùng trong quảng cáo, trang trí. Tuy có cùng tính năng nhưng chúng cũng có khá nhiều sự khác biệt. Bạn cùng Tổng kho decal 3M tìm hiểu kỹ hơn về cách phân biệt 2 loại decal này nhé.
Điểm giống nhau giữa decal thường và decal cảm nhiệt
Decal giấy thường và decal cảm nhiệt trực tiếp đều là loại nhãn dán tự dính, có sẵn keo có thể dính vào vật nào đó dưới tác dụng của áp lực hoặc nhiệt độ. Cấu tạo của decal gồm 4 lớp như sau:
- Lớp mặt là giấy, màng nhựa hay vải. Nội dung cần thể hiện trên nhãn sẽ được in trên lớp này. Riêng decal chuyển nhiệt thì lớp này cấu tạo bằng hợp chất có thành phần chính là cao su non.
- Lớp keo được phủ lên mặt đáy của lớp mặt. Tuy nhiên, với decal in áo thun, decal ép vải thì lớp keo này không tồn tại.
- Lớp silicon (hay PE- silicon) được phủ lên mặt trên của lớp đế ngăn cách keo không dính vào lớp đế.
- Lớp đế có thể là giấy Kraft hay Glassine bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.
Cả hai loại decal đều được ứng dụng trong việc in ấn tem nhãn hàng hóa, hóa đơn cho cửa hàng, shop thời trang, siêu thị,…
Hai chất liệu này có thể dùng chung được 1 máy in (nhưng cũng cần phải lựa chọn máy in phù hợp).
Phân biệt giữa decal thường và decal cảm nhiệt trực tiếp
Decal thường và decal cảm nhiệt trực tiếp có một số điểm khác nhau dưới đây:
Độ dày: Lớp mặt của decal cảm nhiệt trực tiếp dày hơn decal thường vì có thêm một lớp tạo nhiệt trên bề mặt.
Mực in: Khi in, decal thường cần phải có mực in thì mới in được nhưng decal chuyển nhiệt thì không cần. Trong thành phần của decal nhiệt có tích sẵn mực in hay còn gọi là carbon nên khi gặp nhiệt độ thích hợp là sẽ in ra nội dung.
Màu sắc của tem nhãn: Decal thường có thể sử dụng nhiều loại mực có màu sắ nên in ra các loại tem nhãn có mã vạch và kí tự màu sắc khác nhau. Còn decal cảm nhiệt chỉ in ra được tem nhãn có mã vạch và kí tự màu đen.
Tuổi thọ của mực in: Các mẫu tem nhãn in ra từ decal thường có tuổi thọ dài hơn decal cảm nhiệt nhờ sử dụng mực in chuyên dụng.
Giá thành: Decal nhiệt thường có giá thành cao hơn decal thường một chút. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng lựa chọn decal nào cho phù hợp.
Decal thường và decal cảm nhiệt, loại nào tốt hơn?
Không có sự so sánh nào chính xác để có thể kết luận decal cảm nhiệt với decal thường thì loại nào tốt hơn. Tùy vào môi trường, nhu cầu và mục đích sử dụng mà các loại tem nhãn được in bởi decal thường và decal cảm nhiệt sẽ phát huy tốt công dụng của nó.
Tem nhãn do máy in mã vạch gián tiếp (sử dụng decal thường) in ra có độ bền cao hơn so với với máy in sử dụng decal nhiệt. Do đó, decal thường sẽ phù hợp để in tem nhãn dùng cho các loại hàng hóa phải chịu va đập, cọ xát khi vận chuyển hoặc phải chống chọi với điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Sử dụng decal cảm nhiệt rất tiện lợi, tiết kiệm chi phí mực in nhưng lớp mực in cảm nhiệt trên bề mặt của decal nhiệt rất dễ bị “bay hơi” do tác động của điều kiện thời tiết. Do đó, tem nhãn được in bằng decal cảm nhiệt thích hợp để in mã vạch với một vài ngành nghề như kinh doanh quần áo, hay các linh kiện nhỏ có thời gian bảo quản ngắn.
Lời kết
Decal thường hay decal cảm nhiệt trực tiếp đều rất dễ sử dụng và mang lại nhiều tiện lợi trong cuộc sống. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng nhưng nếu biết cách sử dụng thì loại nào cũng sẽ phát huy tốt vai trò và công dụng của nó.